Mô tả Gnathifera (Spiralia)

Sự so sánh giữa các vùng đầu thuộc nhánh Gnathifera

Đặc điểm nổi bật nhất của Gnathifera là sự hiện diện của bộ hàm miệng xơ cứng (sclerotized) phức tạp được tạo thành từ kitin.[1]

Ở hầu hết các loài Gnathifera, hậu môn mở của chúng nằm trên bề mặt lưng. [7][8][9] Ở Micrognathozoa và Gnathostomulida, hậu môn chỉ tồn tại tạm thời và hình thành trong quá trình đại tiện.[8][9] Không giống như các loài Gnathifera khác, ở ngành Chaetognatha và một chi tuyệt chủng Amiskwia hậu môn được xác định trên bề mặt bụng ở vị trí cận tận cùng.[10][11]

Cả hai ngành GnathostomulidaMicrognathozoa là động vật không có thể khoang, Rotiferađộng vật có thể khoang giả. Ở các loài Chaetognatha thì là động vật có thể khoang thực sự. GnathostomulidaChaetognatha là loài lưỡng tíng, và Micrognathozoa xuất hiện kiểu sinh sản trinh sinh vì chưa từng thấy con đực nào, nhưng người ta cho rằng những con đực có thể thực hiện thụ tinh. Ở Rotifera cả con cái và con đực đều xuất hiện, ngoại trừ lớp Bdelloidea.[12][13][14][15][16][17][18]

Sự phát triển

Gnathifera được biết đến là phát triển trực tiếp.[19] Dù Gnathifera được bao gồm trong nhóm Spiralia nhưng Rotifera và Chaetognatha không thấy sự biểu hiện phân cắt xoắn ốc (trong quá trình phát triển phôi thai).[19][1] Sự phát triển của ngành Micrognathozoa không được hiểu biết nhiều.[19] Về sự phát triển của Gnathostomulida vẫn chưa rõ nhưng nó xuất hiện trứng phân cắt xoắn ốc.[19][1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gnathifera (Spiralia) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10796... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2024SciA...10I66... https://doi.org/10.1126%2Fsciadv.adi6678 https://www.worldcat.org/issn/2375-2548 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38170772 https://commons.wikimedia.org/wiki/Gnathifera?usel... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC36567... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2004PNAS..101.26... https://doi.org/10.1093%2Fmolbev%2Fmsu143 https://doi.org/10.1007/s10750-015-2472-1